Ăn dặm là một trong những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của các bé. Mẹ nên tìm hiểu kỹ trước khi tập ăn dặm cho bé. Từ thời điểm bắt đầu cho bé ăn dặm, cách cho bé ăn dặm. Và dụng cụ ăn dặm cho bé. Điều quan trọng là mẹ phải hiểu được nhu cầu của con và chọn lựa phương pháp ăn dặm phù hợp cho bé.
Khi nào nên bắt đầu cho bé ăn dặm?
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế Giới ( WHO) , trẻ nên bắt đầu được cho ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi. Đây là thời điểm cần bổ sung ăn dặm cho trẻ bởi:
– Hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển khá hoàn chỉnh nên có thể hấp thụ những thức ăn đặc. Tốc độ tăng trưởng của trẻ tăng lên, sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu của bé. Năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày. Trong khi đó, giai đoạn này trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày. Do đó ăn dặm đúng cách là cần thiết để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng này. Lượng thức ăn trong các bữa ăn dặm cũng cần tăng lên khi trẻ lớn lên. Nếu không đảm bảo đủ bữa ăn dặm, trẻ sẽ còi cọc, phát triển chậm.

– Trong giai đoạn này, lượng sắt dự trữ không còn, trẻ sẽ thiếu sắt nếu chỉ được cung cấp từ nguồn sữa mẹ. Do đó, ăn dặm sẽ là nguồn cung cấp đủ lượng sắt cần thiết bù đắp sự thiếu hụt đó. Nếu cơ thể trẻ không có đủ lượng sắt cần thiết, trẻ sẽ bị thiếu máu.
Kinh nghiệm mua dụng cụ ăn dặm cho bé
Giai đoạn này, các mẹ có rất nhiều mối quan tâm. Ví dụ như: da bé bị hăm do mặc bỉm thì xử lý như thế nào? Dụng cụ ăn dăm thì bao gồm những đồ gì… Để giúp các mẹ giải quyết vấn đề trên, Các mẹ có thể tham khảo các dụng cụ ăn dặm cần thiết dưới đây khi bắt đầu cho bé ăn dặm:
1- Thìa, muỗng ăn dặm
Thìa và muỗng là những dụng cụ ăn dặm cần thiết cho trẻ, giúp các mẹ cho bé ăn dễ dàng và tiện lợi hơn. Để đảm bảo, mẹ nên mua bộ thìa, muỗng riêng cho bé. Các mẹ nên lựa chọn những loại thìa được làm từ chất liệu silicon mềm dẻo, các viền thìa trơn, mịn. Thìa có độ lớn vừa phải để tránh tổn thương lưỡi, nướu của bé.

Thìa ăn dặm nên chọn loại có nhiều màu sắc, hình dáng ngộ nghĩnh để kích thích và thu hút bé. Bố mẹ nên sử dụng thìa có cảm biến nhiệt để giúp bé không bị bỏng hay người lớn không phải thử độ nóng sẽ đỡ lây nhiễm cho bé mầm bệnh, vi khuẩn.

2- Dụng cụ ăn dặm cho bé- Bát đĩa ăn dặm
Theo Gianghipreviews, các mẹ nên chọn loại bát bằng chất liệu nhựa không chứa BPA vừa nhẹ, vừa đảm bảo an toàn lại không sợ rơi vỡ. Nếu mẹ nào cầu kỳ hơn có thể lựa chọn thêm bát cách nhiệt Inox cũng tốt.
Bên cạnh đó, mẹ nên lựa chọn bát có hình ngộ nghĩnh để giúp bé thích thú, ăn ngon miệng hơn. Bố mẹ nên chọn lựa bát được thiết kế lòng sâu, dễ dàng chứa các loại thức ăn lỏng hay sệt. Đây là lựa chọn phù hợp để trang bị trong giai đoạn đầu của quá trình ăn dặm, khi thức ăn của bé hầu hết là cháo và bột.

3- Dụng cụ ăn dặm cho bé không thể thiếu- Yếm ăn dặm
Yếm ăn dặm là dụng cụ ăn dặm cần thiết cho bé. Đặc biệt với các bé nhỏ, chưa ý thức được ăn uống gọn gàng. Yếm sẽ giúp bé không bị lem bẩn khi thức ăn rơi vãi hoặc bị đổ sữa.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại Yếm như yếm bằng vải, yếm máng bằng nhựa hoặc yếm nhựa... Mẹ có thể chọn các loại yếm phù hợp với bé và kinh tế của gia đình mình. Yếm vải có giá phải chăng nhưng không thấm ướt tốt nên nếu bé hiếu động sẽ dễ bị bẩn quần áo bên trong. Yếm nhựa thì khá sạch sẽ, dễ vệ sinh nhưng đắt tiền hơn các loại yếm khác.

4- Bình, Cốc tập uống nước cho bé
Trẻ đủ 6 tháng tuổi trở lên là mẹ có thể bổ sung thêm nước cho trẻ. Bởi vậy việc sắm thêm bình, cốc tập uống nước cho bé là điều cần thiết trong danh sách dụng cụ ăn dặm của bé. Bên cạnh nước lọc thông thường, mẹ nên cho bé uống thêm các nước trái cây. Điều này giúp bé bổ sung vitamin tốt hơn.
Mẹ cần lưu ý, trẻ chưa uống nước được như người lớn nên cần sự hỗ trợ của vòi, ống hút. Hoặc mẹ có thể chọn cốc có mỏ vịt để bé uống nước dễ dàng hơn. Ngoài ra, mẹ nên mua cốc tập uống có tay cầm hai bên cho trẻ. Vừa rèn luyện được kỹ năng cầm nắm, vừa giúp bé tự lập.

5- Khay ăn dặm- Dụng cụ ăn dặm cho bé được nhiều mẹ quan tâm
Khẩu phần ăn của bé yêu cầu phải đáp ứng đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì vậy, đòi hỏi mẹ cần chế biến đa dạng các thực phẩm. Để tiết kiệm diện tích bài trí, mẹ nên mua khay ăn dặm cho bé. Khay gồm có nhiều ngăn để đựng các loại thức ăn riêng biệt.
Theo Gianghipreviews, mẹ nên chọn khay ăn dặm bằng nhựa với màu sắc bắt mắt. Đây cũng là khay ăn dặm phổ biến hiện nay đảm bảo an toàn cho bé, không chứa chất độc hại, không có BPA gây hại cho sức khỏe của bé.

6- Khăn
Trẻ ăn dặm sẽ không tránh khỏi rơi vãi hoặc làm đổ lên người, lên quần áo nên mẹ cần chuẩn bị khăn hoặc giấy ăn để tiện vệ sinh, lau chùi cho bé.
Với khăn, mẹ nên chọn loại khăn xô mềm vừa tiện lợi, vừa tiết kiệm. Với giấy ăn thì mẹ cần lưu ý chọn loại giấy có độ mềm, an toàn cho bé.

7- Ghế ăn dặm- Dụng cụ ăn dặm cho bé được quan tâm nhiều
Trẻ có thể bắt đầu dùng ghế ăn dặm khi đã tự kiểm soát được đầu và cổ, thường là từ 4-6 tháng tuổi. Ghế ăn dặm giúp bé tự lập, tập trung ăn uống và thực hiện nghiêm túc hơn trong quá trình ăn.
Ghế ăn dặm có nhiều loại khác nhau từ ghế nhựa, ghế gỗ, ghế có thể gấp gọn, ghế chân cao...Mỗi loại ghế đều có những ưu điểm riêng, các mẹ hãy cân nhắc nhu cầu sử dụng cũng như độ phù hợp với bé để lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

Những lưu ý khi tập cho trẻ ăn dặm
Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ dụng cụ ăn dặm cho bé. Thì bố mẹ nên chú ý để trẻ ăn dặm đúng cách cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc "ít nhiều" để luyện tập cho hệ tiêu hóa của bé thích nghi dần với lượng và thành phần của thức ăn ngày càng phong phú. Những bữa ăn đầu có thể chỉ 5-10ml thức ăn và ăn 1 bữa/ ngày. Tăng dần lượng đồ ăn và cho ăn 2 bữa trên ngày khi trẻ đã quen dần với đồ ăn mới, dạ dày và hệ tiêu hóa đã thích nghi.
- Nguyên tắc: "Cho trẻ ăn dặm từ lỏng đến đặc". Trong thời gian đầu làm quen với ăn dặm, nên cho trẻ ăn bột loãng, sau đó tăng dần độ đặc lên. Tiếp đó tăng độ thô dần dần, từ bột đến cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát...
- Các mẹ nên chế biến đồ ăn dặm cho bé dinh dưỡng, hợp vệ sinh. Thời gian đầu tập ăn dặm chỉ nên ăn các loại đồ ăn dễ tiêu hóa như cháo, các loại rau, củ, quả mềm. Tuy nhiên, từ 9-11 tháng cần cho trẻ ăn đầy đủ nhóm thức ăn bao gồm: Gạo, thịt, trứng, cá, tôm, cua, rau củ. Mẹ nên thay đổi, đa dạng các món ăn cho bé.
- Nguyên tắc " không ép trẻ ăn". Khi trẻ không muốn ăn nữa hoặc tỏ ra phản đối việc ăn dặm. Các mẹ nên tạm ngưng ăn dặm cho bé một thời gian. Mẹ không nên ép trẻ ăn, sẽ khiến trẻ nhanh chán,không muốn thử đồ ăn mới.
Cho bé ăn dặm không chỉ cần đúng cách mà còn đúng thời điểm, để đảm bảo dưỡng chất sẽ được trẻ hấp thu tốt và đầy đủ. Vậy nên các ông bà bố mẹ nên lập kế hoạch ăn dặm khoa học và tuân thủ lộ trình phát triển khi trẻ đã sẵn sàng.
Gianghipreviews hi vọng bài viết trên hữu ích với các bạn. Chúc bé nhà bạn luôn khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn.
0 comments