• Home
  • Blog
  • Trẻ bị hăm có nên đóng bỉm? Cách xử lý hăm hiệu quả.

Trẻ bị hăm có nên đóng bỉm? Cách xử lý hăm hiệu quả.

Cách thay bỉm khi bé bị hăm

1 comments

Hăm da ở trẻ sơ sinh là gì?

Hăm da ( hăm hậu môn, hăm háng, hăm cổ, hăm nách) là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây là một thuật ngữ để chỉ tình trạng viêm da của bé. Bản chất của hăm da là sự mất cân bằng độ pH trên da bé. Ở trạng thái bình thường, da con có độ pH khoảng 5.8 đến 6.4. Khi độ pH quá thấp tạo thành môi trường acid khiến da bé bị rát, bỏng. Ngược lại, khi độ pH quá cao tạo ra môi trường kiềm. Môi trường này cực kỳ thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Hăm da ở trẻ sơ sinh là gì?

Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm khi đóng bỉm

Đóng bỉm 24/24 cho bé

Ưu điểm của việc sử dụng bỉm là nhanh-gọn-tiện. Đây là lý do khiến nhiều bà mẹ ngày nay dường như đã quá lệ thuộc vào món đồ sơ sinh này, sẵn sàng cho con mặc 24/24, bẩn lại thay mà không hề bận tâm đến tác hại của nó. Điều này rất nguy hiểm, gây tổn hại đến sức khỏe và làn da của bé. Đặc biệt vào mùa hè, thời tiết nóng bức nếu mặc bỉm 24/24 sẽ khiến bé nóng hơn, gây khó chịu, quấy khóc.

nguyên nhân khiến trẻ bị hăm khi đóng bỉm

Cho bé mặc bỉm quá 8 tiếng

Đóng bỉm đồng nghĩa với việc da trẻ phải tiếp xúc với chất lỏng. Khi bạn để bé đóng bỉm quá lâu, da bé sẽ trở nên ẩm ướt hơn bình thường. Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập thông qua lớp da gây hăm, mẩn. Chính vì thế mẹ hãy nhớ giữ cho da bé khô thoáng và thay bỉm sau 3-4 tiếng (nếu bỉm chỉ chứa nước tiểu) . Nếu bé ị thì phải thay ngay lập tức.

Sử dụng bỉm kém chất lượng

Việc dùng bỉm kém chất lượng sẽ khiến bé bị hăm nặng hơn. Bỉm dày, thấm hút kém sẽ gây bí bách. Tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm phát triển. Nếu bỉm có chứa chất lưu hương, chất tẩy trắng hóa học sẽ gây kích ứng khiến bé bị hăm nặng hơn.

trẻ bị hăm do dùng bỉm kém chất lượng

Chọn sai kích thước bỉm

Nhiều bà mẹ có suy nghĩ cho con mặc bỉm size rộng thì sẽ cảm thấy thoái mái hơn. Hoặc cho con mặc bỉm chật một chút để nước tiểu không chảy ra ngoài. Tuy nhiên, suy nghĩ này rất sai lầm. Vì khi mặc bỉm size lớn, bỉm sẽ không ôm kín được háng bé khiến cho nước tiểu tràn ra ngoài. Còn nếu mặc bỉm size quá chật sẽ gây cọ xát, bí bách, tổn thương da bé, dễ gây hăm da.

cách chọn bỉm cho bé

Vệ sinh không đúng cách

Việc mẹ chà xát, lau rửa vùng kín của bé quá mạnh làm da bé bị xước và trở nên nhạy cảm hơn.

Sử dụng phấn rôm sai cách

Nếu như các bà mẹ bôi phấn rôm quá nhiều sẽ không tốt cho da bé. Bản chất của phấn rôm là dạng hạt mịn, khi cọ xát vào da cũng làm da bé bị xước và tổn thương. Việc lạm dụng phấn rôm dễ gây bít tắc lỗ chân lông và gây khó khăn cho việc cân bằng độ ẩm của làn da. Đây cũng là một điều kiện để nấm và vi khuẩn sinh sôi, nảy nở.

sử dụng phấn rôm sai cách

Các triệu chứng khi trẻ bị hăm da

Những dấu hiệu thường xuất hiện và có thể nhìn bằng mắt thường đó là: đỏ da ở xung quanh bộ phận sinh dục; kèm theo mùi khai. Vùng da đỏ có thể bắt đầu từ hậu môn của bé sau đó lan rộng tới mông và đùi. Da căng và có lốm đốm đỏ.

Khi trẻ bị hăm ở mức độ nặng hơn, sẽ xuất hiện mụn cứng hoặc mụn nước trên vùng da bị hăm. Chúng xếp lộn xộn không theo trật tự trên da. Mụn nước vỡ chảy ra dịch có mùi hôi. Mụn nước vỡ lâu lành, có hiện tượng lở loét trên da bé.

Khi bị hăm da, trẻ thường xuyên quấy khóc. Đặc biệt là khi chạm vào hay là lúc vệ sinh phần da tổn thương của trẻ. Trẻ kém ăn, bỏ bú, hay giật mình tỉnh giấc giữa đêm.

các triệu chứng khi trẻ bị hăm da

Cách xử lý với các trường hợp trẻ bị hăm khi đóng bỉm

Đối với các bé bị hăm nhẹ

Hăm nhẹ sẽ tự động khỏi, không cần điều trị. Các bà mẹ hãy chú ý vệ sinh cho bé. Phải rửa sạch vùng kín cho bé ngay sau khi đi vệ sinh bằng nước ấm, thấm khô và thay tã mới. Khi rửa phải nhẹ nhàng, tránh làm bé đau và tránh làm xây xước thêm trên da của bé.

Trường hợp, hăm nhẹ, các mẹ chỉ cần bôi kem chống hăm vào các vết hăm. Làn da bé rất là nhạy cảm do đó bạn cần lưu ý lựa chọn kem chống hăm phù hợp để duy trì độ ẩm tối đa cho làn da của bé. Giúp da nhanh phục hồi mà không làm khô da hay bong vẩy.

Không nên dùng phấn rôm rắc vào chỗ hăm vì có thể sẽ làm nặng thêm vùng da bị tổn thương.

trẻ bị hăm khi đóng bỉm

Đối với các bé bị hăm nặng

Nếu bị hăm ở dạng nặng, hoặc có mủ, tốt nhất không nên bôi kem trị hăm. Các bạn hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ để dùng thuốc. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng hăm của bé để kê thuốc cho bé. Trường hợp bội nhiễm theo dạng viêm da thì phải cho bé dùng thuốc theo phác đồ điều trị viêm da.

Nếu hăm có dấu hiệu nhiễm nấm thì phải dùng kem chống nấm. Cha mẹ tuyệt đối không dùng kem chống hăm mà không tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nhi. Vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng.

bé bị hăm nặng

Trẻ bị hăm có nên đóng bỉm?

Trẻ bị hăm, mẹ vẫn có thể đóng bỉm nhưng cần cân nhắc về tần suất và thời điểm sử dụng. Các mẹ tuyệt đối không nên đóng bỉm 24/24 hoặc đóng bỉm quá lâu cho trẻ khi bị hăm. Mẹ cần chú những điều sau để hạn chế trẻ bị hăm khi đóng bỉm:

Lựa chọn loại bỉm tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Các bà mẹ nên cho bé sử dụng bỉm từ các hãng sản xuất nổi tiếng. Có nêu rõ nguồn gốc để đảm bảo an toàn cho làn da mong manh, nhạy cảm của bé.

Lựa chọn các loại bỉm có chất liệu tốt, có khả năng thấm hút nhanh, bề mặt thoáng khí. Điều này sẽ giảm tối đa thời gian da bé tiếp xúc với chất thải; duy trì sự khô thoáng và hạn chế tình trạng ẩm ướt, hầm bí.

Bạn nên lựa chọn chất liệu bỉm êm nhẹ; mềm mại, an toàn như vải không dệt, sợi bông tự nhiên đã tiệt trùng…để nhẹ nhàng nâng niêu làn da nhạy cảm của bé, giúp mang lại sự thoải mái, dễ chịu cho bé.

Lựa chọn loại bỉm tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Chọn bỉm vừa vặn, đúng kích cỡ của bé

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại bỉm. Sản phẩm vô cùng đa dạng từ chủng loại, màu sắc, họa tiết…Tiêu chuẩn chọn bỉm cho bé dựa vào lứa tuổi, kích cỡ. Do đó, khi mua bỉm, bố mẹ nên nhớ trên bao bì của sản phẩm mỗi bịch bỉm đều ghi size bỉm tương đương với mức cân nặng của bé. Bố mẹ hãy căn cứ vào bảng size để chọn ra loại bỉm thích hợp với cân nặng, số đo bụng, đùi của con.

Nên chọn các loại bỉm có size phù hợp, vừa vặn và không bó chặt lấy cơ thể bé. Bỉm chật cũng có thể là nguyên nhân gây hăm ở trẻ.

Giữ vệ sinh cho bé sạch sẽ, sử dụng khăn lau sạch, mịn cho bé

Hạn chế tối đa việc mang bỉm cho trẻ. Khuyến khích việc đi vệ sinh vào những thời điểm nhất định trong ngày để tạo thành thói quen tốt cho trẻ. Trước khi thay bỉm cho trẻ, các mẹ cần cho vùng da ở chỗ đóng bỉm được tiếp xúc với môi trường xung quanh một lúc rồi mới đóng bỉm.

Nếu bạn hay dùng khăn lau thì hãy chọn khăn mịn và sạch. Cố gắng tránh khăn hay giấy vệ sinh có mùi thơm hoặc cồn. Áo quần nên chọn vải cotton để tạo sự thông thoáng và hút mồ hôi tốt hơn.

Cách xử lý hăm hiệu quả

Đóng bỉm đúng cách cho bé

Với các mẹ thiếu kinh nghiệm, lần đầu đóng bỉm cho con vẫn còn lóng ngóng và chưa thành thạo. Nên không tránh khỏi việc đóng bỉm sai cách cho con. Các mẹ cần biết rằng với bé trai và bé gái thì sẽ có cách đóng bỉm khác nhau.

Đóng bỉm cho bé gái cần chú ý đặc điểm của các bé gái khi đi tiểu thường ướt ở giữa hoặc phía sau của bỉm. Cho nên các mẹ khi mua nên để ý chọn loại bỉm có độ dày tập trung ở vị trí con có thể tiểu nhiều nhất.

Đóng bỉm cho bé trai cần chú ý vùng kín của con khi đóng bỉm. Các bé trai thường bị ướt ở phần trước của tã nên khi mua, mẹ nên lựa chọn loại bỉm có lớp phụ thêm ở phía trước.

Top kem trị hăm cho bé an toàn, hiệu quả được các mẹ tin dùng

1- Kem chống hăm Sanosan

Đây là sản phẩm uy tín đứng top đầu của Đức và được phân phối hơn 100 nước trên thế giới. Kem chống hăm Sanosan có 2 tác động chính. Tăng ” đề kháng” của da- Các dưỡng chất từ protein sữa thủy phân, vitamin E và Glycerin giúp bảo vệ da tốt hơn.

Kem chống hăm Sanosan

Sản phẩm tăng cường ” miễn dịch” trước các vi khuẩn gây hăm tã. Đồng thời các dưỡng chất này cũng tăng cường cấp ẩm để da không bị khô rát. Da khỏe hơn, có ” đề kháng” tốt hơn, chống hăm và chống tái hăm hiệu quả.

Sản phẩm chiết xuất từ dầu oliu hữu cơ giúp xoa dịu tình trạng kích ứng, đỏ rát do hăm da để lại. Đồng thời các hoạt chất Allantoin, Kẽm Oxyde và Panthenol ( Pro-vitamin B5) đóng vai trò thúc đẩy, tái tạo da, giúp da bé mau lành.

Giá tham khảo: 191.000 đồng/tuýp 100ml

Xem giá tại Shopee

Xem giá tại Lazada

2- Kem chống hăm Bepanthen.

Đây là sản phẩm có xuất xứ từ Đức. Kem chống hăm Bepanthen có dạng mỡ phù hợp cho làn da mong manh của trẻ sơ sinh. Sản phẩm có chứa Dexpanthenol ( provitamin B5), ở dạng tế bào, Dexpanthenol nhanh chóng chuyển đổi pantothenic acid. Đóng vai trò quan trọng như là một thành phần của coenzyme A thúc đẩy tái tạo tế bào và sửa chữa biểu mô da.

Cho nên kem đặc biệt có hiệu quả khi dùng để điều trị hăm cho bé, giúp làm dịu cảm giác đau rát. Và nhanh chóng làm liền các vết hăm loét.

Giá tham khảo: 66.000 đồng/tuýp 30g

Kem chống hăm Bepanthen

Xem giá tại Shopee

Xem giá tại Lazada

3- Kem chống hăm Chicco

Sản phẩm này được sản xuất và nhập khẩu trực tiếp từ Italy. Với 3 tác động sử dụng để chống hăm, xoa dịu hăm và dưỡng da bé hiệu quả. Với các thành phần dưỡng chất vitamin E, tinh dầu bơ hạt mỡ. Giúp cân bằng độ ẩm và tạo ra lớp bảo vệ an toàn cho da, ngăn chặn hăm. Giúp bé có cảm giác thoải mái khi mang bỉm.

Bộ đôi kẽm oxyd và panthenol giúp xoa dịu vùng da bị hăm, đỏ, mẩn ngứa, làm da khô và liền nhanh chóng. Ngoài ra, các dưỡng chất Caprylyl glycol chiết xuất từ dầu dừa và Glycerin giữ ẩm, làm mềm và nuôi dưỡng da bé mềm mịn, khỏe mạnh từ bên trong.

Giá tham khảo: 257.000 đồng/tuýp 100ml

Kem chống hăm Chicco

Xem giá tại Shopee

Xem giá trên Tiki

4- Kem chống hăm Sudocrem

Sản phẩm này được nghiên cứu và sản xuất bởi Tosara Pharma Ltd – hãng dược phẩm hàng đầu của Ireland. Thành phần chính của kem chống hăm Sudocrem là oxit kẽm và mỡ cừu không chỉ giúp làm dịu vết hăm hiệu quả nhờ tính năng làm liền da, chống khuẩn. Ngoài ra, còn làm mềm, mịn và trơn da cho bé.

Sudocrem còn được dùng để bôi lên những vết côn trùng hoặc muỗi cắn. Nó còn giúp giảm đau và ngứa rát khi trẻ bị hăm tã.

Giá tham khảo: 112.000 đồng/tuýp 60g

Kem chống hăm Sudocrem

Xem giá tại Shopee

Xem giá tại Lazada

Xem giá tại Tiki

5- Kem chống hăm Bubchen

Bubchen là một thương hiệu nổi tiếng của Đức về các sản phẩm chăm sóc cơ thể cho trẻ. Sản phẩm được sản xuất từ các nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, hoàn toàn thân thiện. Giúp nâng niu và chăm sóc làn da nhạy cảm của bé.

Dưỡng chất từ hoa cúc có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm kích ứng. Pethanol và sáp ong có hiệu quả tốt trong việc duy trì độ ẩm cần thiết cho da. Tinh dầu cây quả cây Carite, tinh dầu hoa hướng dương làm cho da mềm mại.

Giá tham khảo: 156.000 đồng/tuýp 150ml

Kem chống hăm Bubchen

Xem giá tại Shopee

6- Kem chống hăm Desitin

Sản phẩm có xuất xứ từ Mỹ. Kem chống hăm Desitin với chiết xuất lô hội và vitamin E giúp ngăn ngừa và làm lành các vết đỏ, rát do bị hăm. Giúp bé luôn khô thoáng khi sử dụng bỉm và tạo một hàng rào bảo vệ da khỏi những chất kích thích. Kem Desitin tạo ra một môi trường tối ưu cho phép làn da mau lành bệnh.

Giá tham khảo: 163.000 đồng/tuýp 200ml

trẻ bị hăm da dùng Kem chống hăm Desitin,

Xem giá tại Shopee

Gianghipreviews hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, giúp bạn khắc phục tình trạng trẻ bị hăm da đồng thời chọn lựa được sản phẩm phù hợp nhất cho bé yêu.

 

 

 

 

 

 

 

Chia sẻ bài viết này


  • {"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
    >